Vải lọc bụi công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lọc bụi túi vải hiện nay. Trong nội dung dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về các thông tin liên quan đến của loại vải này cùng Tân Thanh.
1. Tìm hiểu về vải lọc bụi công nghiệp
Vải lọc bụi công nghiệp là loại vải chuyên dụng để loại bỏ bụi mịn và thô trong không khí, thường được sử dụng tại các nhà máy công nghiệp. Vải lọc công nghiệp thường được may thành túi lọc bụi tròn với đường kính 100-300 mm, dài 0.3-2 m, hoặc túi vuông với chiều rộng 20-60mm, dài 0.6-2 m. Vải lọc bụi công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ sức khỏe người lao động và cải thiện môi trường sản xuất.

Các loại vải lọc bụi công nghiệp có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:
- Ngành gỗ: Lọc và thu gom bụi mạt cưa, mạt gỗ, bụi lò đốt rác, trong các nhà máy chế biến gỗ.
- Ngành giấy: Lọc bụi trong sản xuất chế biến giấy, lọc bụi và thu hồi bụi từ lò đốt rác thải.
- Ngành xi măng: Thu hồi bụi liệu, lọc bụi gây ô nhiễm trong nhà máy sản xuất clinker, xi măng, trạm trộn bê tông.
- Ngành thép: Lọc bụi, bùn thải và khí thải trong sản xuất kim loại, gia công kim khí, chế tạo, cán dập mài bóng kim loại, phun bi mài bề mặt kim loại,…
- Ngành năng lượng: Lọc bụi và khí thải lò hơi, lò đốt, sấy… trong các nhà máy nhiệt điện, lò hơi, lò đốt rác công nghiệp, nhà máy đốt rác thải phát điện,…
- Ngành sơn: Lọc bụi sơn trong các xưởng sơn và nhà máy sản xuất sơn.
- Ngành hóa chất: Lọc mực in, xà phòng, hóa chất bột, trong các nhà máy sản xuất hóa chất và các sản phẩm liên quan.
- Ngành phân bón: Thu hồi bụi và lọc bụi phát tán ô nhiễm trong sản xuất, quy trình phối trộn và đóng bao phân bón.
- Ngành thức ăn chăn nuôi: Lọc cám, thức ăn gia súc, bột,… trong các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Ngành chế biến thực phẩm: Lọc và thu hồi bụi hạt, bụi dạng bột, lọc khói bụi gây ô nhiễm,… trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm và đóng bao.
Các loại vải lọc công nghiệp phổ biến bao gồm vải cotton, polyester (PE), Aramid (Nomex), PTFE (Teflon), và PPS, mỗi loại có đặc điểm và ứng dụng riêng phù hợp với từng môi trường làm việc cụ thể.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của vải lọc công nghiệp
Cấu tạo của vải lọc bụi công nghiệp:
- Lớp mặt bông bên trong: Đây là lớp vải nền trong cùng mà dòng không khí sạch thấm qua và được xả ra đường ống thoát khí sạch, không tiếp xúc trực tiếp với bụi.
- Lớp lõi: Là lớp vật liệu hỗ trợ giúp gia tăng độ bền, khả năng chịu lực kéo và giãn nở của vải lọc, cũng đồng thời là một lớp vật liệu lọc.
- Lớp bề mặt lọc bụi ở ngoài cùng: Là lớp vật liệu với bề mặt được xử lý để thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bụi, khí, trong môi trường nhiệt độ, độ ẩm và mức độ kháng hóa chất được xác định trước. Lớp bề mặt này có thể được xử lý thêm nhằm gia tăng khả năng chống chịu đối với từng loại bụi như: bụi bám dính, bụi có độ nhớt, bụi có nồng độ hóa chất cao, bụi “đóng bánh” dày khó rung giũ, bụi tích điện có khả năng gây cháy nổ, bụi có giá trị cần thu hồi, bụi là nguyên liệu cần thu hồi để tái sử dụng, phối trộn lại trong cùng một ca sản xuất,…
Nguyên lý lọc bụi của vải lọc điển hình trong một hệ thống thu hồi bụi áp suất âm, sử dụng tia xung khí nén để giũ bụi:
Khi luồng khí có bụi bị hút đi xuyên qua vải lọc, các hạt bụi với các kích cỡ lớn sẽ bị giữ lại trên bề mặt vải tùy theo độ thấm khí của vải. Dưới ảnh hưởng của tĩnh điện và lực hút liên tục của quạt hút, bụi bám sẽ tích tụ thành một lớp “bánh bụi” đồng thời giữ lại các hạt nhỏ hơn như bụi li ti, bụi mịn, bụi hạt lơ lửng. Sau một thời gian, khi lớp bánh bụi trở nên quá dày, các tia xung khí nén sẽ được thổi vào các túi lọc (theo tuần tự hoặc theo chênh áp) để giũ bỏ lớp bụi này ra khỏi bề mặt lọc của túi, bảo đảm duy trì độ thấm khí và vận tốc lọc theo đúng công suất của túi vải và mức áp suất không khí trong hệ lọc, còn không khí sạch được hút xuyên qua lớp vải lọc và thoát ra ngoài qua đường ống xả khí sạch.
3. Đặc điểm của các loại vải lọc bụi công nghiệp trong hệ thống lọc bụi túi vải
Có rất nhiều các vật liệu làm vải lọc bụi công nghiệp khác nhau tuy nhiên phân loại dựa vào cấu tạo của loại vải là phổ biến nhất.
Vải lọc công nghiệp dệt – woven fabric
Loại vải lọc này có kết cấu bởi các sợi ngang và sợi dọc đan xen nhau, được xem là vật liệu lọc tốt, bền chặt. Dưới đây là ưu nhược điểm của vải dệt:
Ưu điểm:
- Độ bền cao. Kết cấu sợi ngang và sợi dọc đan xen mang lại độ bền cao cho vật liệu lọc.
- Có thể vệ sinh để tái sử dụng nhiều lần mà không bị hao mòn hay xuống cấp.
- Thường sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ bền và độ ổn định cao.
- Hiệu suất lọc tốt: Cấu trúc đan xen của các sợi ngang và dọc cho phép kiểm soát chính xác kích thước lỗ sợi, giúp lọc hiệu quả các hạt bụi và chất gây ô nhiễm.
- Vải không dệt làm từ sợi nilon, polyester, polypropylene có khả năng chống chịu tốt với nhiều loại dung môi, hóa chất, a xít.
Nhược điểm:
- Tồn tại các khe hở giữa các sợi vải với nhau cho phép các loại bụi siêu mịn đi qua. Áp lực lọc lọc chủ yếu tập trung vào các kẽ hở đan xen các sợi ngang dọc. Bụi bám đầy rất dễ dẫn tới việc đóng bụi gây bí nghẹt, khiến hệ thống mất khả năng lọc bụi, gây ra chênh lệch áp lớn giữa buồng khí thô và khí sạch.
- Việc rung giũ đối với loại vải này ít hiệu quả do bụi có thể bám chặt vào các khe hở.
- Dễ bị nhăn, biến dạng khi bị thấm nước.
- Giá vải lọc thường cao so với vải lọc không dệt, do quy trình sản xuất phức tạp, giá nguyên liệu cao, yêu cầu kỹ thuật cao hơn.
>>>> ĐỌC THÊM: Túi vải lọc bụi công nghiệp PE dạng dệt | Tân Thanh
Vải lọc công nghiệp không dệt – non woven fabric
Vải lọc không dệt có nguồn gốc từ sợi hóa học, đặc trưng là gốc Polymer, ở dạng sợi ngắn. Theo các cách thức sản xuất chung, sợi Polymer được trộn, cào, chải, ép tạo thành tấm trên hệ thống các trục lăn, kết hợp với đục lỗ kim, ép nhiều lớp ngang và dọc để tạo liên kết, kết cấu có độ xốp, độ thấm khí, ép nhiệt để có độ ổn định và có khả năng chịu các lực tác động cần thiết như lực căng, lực kéo dọc và kéo ngang,… Vải lọc không dệt có thể được cấu tạo gồm nhiều lớp, mang lại rất nhiều ưu điểm.
Các loại vải lọc bụi không dệt thường được xử lý bề mặt để đáp ứng các yêu cầu về điều kiện sử dụng, tăng tuổi thọ vật liệu lọc và quan trọng hơn cả là hiệu quả sử dụng.
Dưới đây là ưu nhược điểm của vải không dệt:
Ưu điểm:
- Vải lọc không dệt nhẹ và xốp, tùy chỉnh linh hoạt cho các mức độ thấm khí khác nhau.
- Hiệu quả lọc bụi mịn cao hơn hẳn so với vải dệt, phù hợp với hệ thống hút bụi có áp suất thấp, được phần lớn các ngành sản xuất hiện nay sử dụng.
- Chất liệu sợi hóa học giúp loại bỏ được các loại hạt vật chất gây ô nhiễm, nấm mốc, vi khuẩn, mầm bệnh.
- Với kỹ thuật chế tạo hiện nay, các loại vải không dệt có khả năng chịu lực kéo tốt giúp ổn định kích thước trong thời gian vận hành dài. Khả năng chịu lực giãn nở tốt được kết hợp với hệ thống giũ bụi bằng tia xung khí nén mạnh mẽ giúp loại bỏ bụi bám trên bề mặt túi lọc.
- Một số loại vải không dệt có độ bền cao do khả năng chống mài mòn, chịu được hóa chất trong điều kiện hoạt động nhiệt độ cao.
- Kháng khuẩn và chống cháy: có thể được xử lý để có tính năng kháng khuẩn (cho môi trường vận hành sạch như dược, y tế, thực phẩm) và chống cháy (cho môi trường tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, bụi tích điện gây cháy nổ, nhiệt độ cao).
- Giá thành rẻ hơn hẳn so với vải dệt, do quy trình sản xuất đơn giản hơn, chi phí nguyên liệu thấp hơn, được sử dụng nhiều hơn trong các ngành công nghiệp như lọc không khí, vệ sinh, y tế.
Nhược điểm: Vải không dệt có những chức năng sử dụng riêng, không phổ biến như vải dệt, vì vậy có những nhược điểm cần biết để xử lý như sau.
- Do cấu trúc sợi mịn, ngắn và độ xốp, nếu là vải có độ xốp nhiều và mỏng thì dễ bị giãn, rách và xù lông hơn, cần có phương pháp xử lý bề mặt giúp ổn định kết cấu như cán, đốt, lớp phủ cường độ cao, ổn định nhiệt chống co rút,…
- Khả năng chịu lực kém hơn sợi dệt, cần có thêm lớp lõi hoặc lớp nền để có cấu trúc chịu lực kéo tốt hơn.
- Sợi hóa học không có khả năng thấm nước khiến nó dễ bị thủy phân. Tùy ứng dụng cụ thể cần xử lý thêm để vải lọc có khả năng chống nước, hơi ẩm, hơi dầu, cũng như bụi có độ nhớt cao.
- Môi trường hoạt động có hóa chất như a xít, kiềm, dung môi, chất hòa tan… cần có xử lý bề mặt thích hợp.
- Nồng độ ô xy cao, nhiệt độ quá cao là những nguyên nhân có thể gây hư hỏng túi lọc bụi vải không dệt.
- Không tái sử dụng: do chức năng sử dụng là lọc bụi, túi lọc bụi bằng vải không dệt cần được xác định là vật tư tiêu hao, không thể tẩy rửa bằng nước. Một số loại để đáp ứng yêu cầu vệ sinh cao trong y tế, thực phẩm cần phải thay thế túi mới sau 1 chu kỳ sử dụng.
4. Một số loại vải lọc công nghiệp phổ biến
Vải lọc công nghiệp PTFE
Vải lọc bụi công nghiệp PTFE được làm từ một trong những chất liệu lọc tối ưu nhất hiện nay, mang lại hiệu quả lọc bụi vượt trội, với tỷ lệ lọc đạt từ 95% đến 99%. Chúng có khả năng chịu đựng nhiệt độ cực cao lên đến 250°C trong thời gian dài và có thể chịu nhiệt tức thời lên tới 280°C. Sản phẩm có khả năng xử lý các loại khí thải khó chịu nhất, bao gồm: nồi hơi đốt than, lò đốt rác thải, sản xuất muội than, sản xuất titan đioxit, các nhà máy điện,…
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Túi lọc bụi PTFE | Tân Thanh
Vải lọc công nghiệp Nomex
Vải lọc công nghiệp Nomex được sản xuất từ chất liệu vải đặc biệt và công nghệ tiên tiến, mang lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ bụi bẩn. Với khả năng chống ẩm và chống bám dính vượt trội, sản phẩm này đạt hiệu suất lọc bụi lên tới 95-99%. Nó có thể hoạt động hiệu quả trong các môi trường chứa axit và kiềm, đồng thời vẫn duy trì hiệu suất tốt trong môi trường có hiđrocacbon và khí clorua, là lựa chọn lý tưởng cho môi trường làm việc có bụi, độ ẩm cao, hóa chất và nhiệt độ cao liên tục tới 220 độ C.
>>>> ĐỌC THÊM: Túi lọc bụi Nomex | Tân Thanh
Vải lọc công nghiệp PPS
Vải lọc công nghiệp PPS được chế tạo từ chất liệu cao cấp và công nghệ sản xuất hiện đại, mang lại hiệu quả lọc bụi lên tới 99%. Đây là loại vải lọc chịu nhiệt cao, có khả năng hoạt động liên tục trong môi trường có nhiệt độ lên đến 190°C, cũng như trong những điều kiện khắc nghiệt với nhiều hóa chất axit, bazơ hoặc thủy phân. Vật liệu PPS nổi bật với độ bền vượt trội, vòng đời sản phẩm trung bình lên tới hơn 4 năm. Chính vì những ưu điểm này, vải lọc bụi PPS đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Túi lọc bụi PPS | Tân Thanh
Vải lọc công nghiệp Polyester
Vải lọc bụi công nghiệp Polyester, được làm từ sợi ngắn và sợi xoắn với cấu trúc đan và kim không dệt, có bề mặt mịn nhờ quy trình xử lý cán nóng và lớp phủ. Sản phẩm này có hiệu suất thẩm thấu tốt và tính ổn định hóa học cao, lý tưởng cho các môi trường khắc nghiệt với chất ăn mòn và axit-bazơ ở ngưỡng nhiệt độ dưới 150 độ C. Vải lọc bụi Polyester là lựa chọn tuyệt vời nhờ khả năng chống chịu hóa chất và mài mòn xuất sắc.
>>>> TÌM HIỂU CHI TIẾT: Túi Lọc Bụi Polyester | Tân Thanh
5. Tân Thanh – Đơn vị cung cấp túi lọc bụi từ vải lọc bụi công nghiệp chất lượng
Với hơn 14 năm kinh nghiệm tư vấn, cung cấp túi lọc bụi, Tân Thanh cam kết mang đến hiệu quả lọc vượt trội từ vải lọc công nghiệp chất lượng. Chúng tôi tự hào là nhà phân phối của các thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực lọc bụi, xây dựng được uy tín vững chắc trên thị trường. Tân Thanh luôn nói không với sản phẩm và linh kiện kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ đi kèm như giao hàng đúng tiến độ, đúng kỹ thuật và dịch vụ chuyên nghiệp như tư vấn xác định vật liệu lọc, hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt, kiểm tra rò rỉ bụi, bảo trì và thay thế túi lọc bụi,… đảm bảo sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng. Là đơn vị tư vấn thiết kế uy tín với nhiều dự án hệ thống lọc bụi và hút bụi công nghiệp trên toàn quốc, Tân Thanh luôn sẵn sàng mang đến các giải pháp xử lý bụi hiệu quả với chi phí hợp lý nhất.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
- Hotline: 0917 531 007 – 0901 85 8686
- Email: kelvin@tatafilter.com
- Địa Chỉ: Số 50, Đường số 1, Cư xá Điện Lực, P. Trường Thọ, Thủ Đức, TPHCM
Trên đây là tổng hợp thông tin về vải lọc bụi công nghiệp trong hệ thống lọc bụi. Hãy liên hệ với Tân Thanh để được tư vấn túi lọc bụi hiệu năng cao từ vải lọc công nghiệp phù hợp.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Báo giá túi lọc bụi 2025 – Uy Tín, Giá gốc tại xưởng
- Hướng dẫn cách tính kích thước túi lọc bụi công nghiệp