Ngày nay, để cắt giảm chi phí sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp thường tận dụng nguồn nguyên liệu gỗ thừa để tái sử dụng cho lò hơi đốt củi cung cấp nhiệt. Tuy nhiên, hầu hết các lượng khí phát sinh từ quá trình đốt than, củi …không đạt tiêu chuẩn cho phép để thải ra ngoài môi trường. Vì vậy, rất cần thiết phải lắp đặt hệ thống xử lý khí thải lò hơi.
Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về hệ thống hút bụi công nghiệp xử lý khói bụi đen tại lò hơi dưới đây để trang bị quy trình xử lý thích hợp cho nhà máy sản xuất.
Lò hơi là gì?
Lò hơi là hệ thống quan trọng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp hiện nay. Đóng vai trò là nguồn cung cấp nhiệt cho các thiết bị, thông qua môi chất dẫn nhiệt (là hơi nước).
Lò hơi có thể được cấp nhiệt từ nhiều nguồn nhiên liệu khác nhau. Bốn loại nhiên liệu phổ biến được dùng cho lò hơi bao gồm: gỗ củi, biomass, than đá và dầu FO.
Mỗi nguồn nhiên liệu có các loại khí thải khác nhau với đặc điểm cũng khác nhau. Dựa vào tính chất của từng loại khí thải, chúng ta sẽ áp dụng các phương pháp xử lý khí thải lò hơi thích hợp.
Tác hại của khí thải tại lò hơi
Các sản phẩm của quá trình cháy gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh. Quá trình đốt sinh ra một số lượng lớn muội than, tro bụi, các loại khí độc hại (nito, CO, CO2,…)
Loại lò hơi | Chất ô nhiễm |
Lò hơi đốt củi | Khói, tro bụi, CO, CO2 |
Lò hơi đốt than | Khói, tro bụi, CO, CO2, SO2, SO3, NOx |
Lò hơi đốt dầu, gas | Khói, tro bụi, CO, CO2, SO2, SO3, NOx |
– Tác hại của khí thải SO2:
Khí thải SO2 được xem là một mối nguy hại. Đây là sản phẩm của quá trình đốt cháy nhiên liệu chứa lưu huỳnh (S) như than, quặng Pirit sắt (FeS2), sản xuất axit Sunfuric (H2SO4).
Nguồn gốc phát tán: SO2 phát tán trong tự nhiên chủ yếu do quá trình đốt than, núi lửa phun.
Trên thế giới, người ta có thể đánh giá sự phát triển công nghiệp của một quốc gia dựa vào sản lượng axit Sunfuric sản xuất ra trong một năm. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ làm tăng lượng SO2 trong không khí do khí thải của các nhà máy. Vì vậy, yêu cầu phải xử lý triệt để SO2 trong khí thải các nhà máy là vô cùng cấp thiết.
- Tác hại đối với con người: SO2 có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các cơ quan hô hấp hoặc cơ quan tiêu hóa sau khi được hòa tan trong nước bọt, lẫn hệ tuần hoàn. Ngoài ra, SO2 còn có thể xâm nhập vào cơ thể người qua da và gây các chuyển đổi hóa học khiến hàm lượng kiềm trong máu giảm, amoniac bị thoát qua đường tiểu và có ảnh hưởng đến tuyến nước bọt.
- Tác hại đối với môi trường: SO2 là nguồn gốc gây mưa axit, ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật. SO2 còn gây ăn mòn kim loại, bê tông và các công trình kiến trúc
– Tác hại của khí thải NO2
NO2 là loại khí rất độc ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Ở nhiệt độ bình thường, khí NO2 thường hay đi kèm với Na2SO4 để tạo nên một hỗn hợp khí màu màu đỏ, khó ngửi và cực kì độc.
Đối với con người:
- Khí NO2 có kích thích mạnh đường hô hấp. Nó có khả năng tác động đến hệ thần kinh và phá hủy mô tế bào phổi, làm chảy nước mũi, viêm họng.
- NO2 với nồng độ 100ppm có thể gây ung thư tử vong cho người và động vật sau ít phút. Với nồng độ 5ppm có thể gây ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp. Con người tiếp xúc lâu với NO2 khoảng 0.06 ppm có thể gây các bệnh trầm trọng về phổi.
Đối với môi trường:
- NO2 sẽ dễ dàng tạo thành HNO3 trong bầu khí quyển, gặp những điều kiện thuận lợi sẽ kết hợp góp phần tạo nên mưa axit.
- Gây nên sự ô nhiễm môi trường không khí và nước .
- NO2 cũng là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.
– Tác hại của khí thải CO
Cacbon monoxit (CO) là loại khí thải cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,01% cacbon monoxit trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.
Khí thải lò hơi gây ra những tác động nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, cần thiết phải có phương pháp xử lý các loại khí thải này. Tuyệt đối không để khí thải chưa qua xử lý thoát ra ngoài môi trường khi nên những hệ lụy đáng tiếc.
Phương pháp xử lý khí thải lò hơi đốt củi, than
– Xử lý khí thải lò hơi đốt củi bằng phương pháp phát tán
Phương pháp phát tán có hiệu suất xử lý bụi đạt 20%. Tính toán phát tán chất ô nhiễm ra môi trường không thông qua xử lí bằng cách nâng cao ống khói thải pha loãng khói thải vào không khí.
Áp dụng: Phương pháp này thích hợp với những nguồn thải không bị ô nhiễm cao, chỉ cần pha loãng với không khí thì có thể đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường.
– Xử lý khí thải lò hơi đốt củi bằng phương pháp hấp thụ
Phương pháp hấp thụ có hiệu suất xử lý bụi đạt khá cao, 70 đến 80% lượng khí bụi.
Nguyên lý hoạt động: cho khí thải tiếp xúc với chất lỏng, các khí này được hoà tan vào chất lỏng hoặc sẽ biến đổi thành phần.
Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc giữa pha khí với pha lỏng, thời gian tiếp xúc, nồng độ môi trường hấp thụ, tốc độ phản ứng giữa chất hấp thụ và khí thải.
Ứng dụng: Phương pháp hấp thụ được sử dụng nhiều trong việc khử SO2, trong khí thải do củi, đốt than, dầu và từ lò nấu kim loại; khử hơi H2SO4 từ công nghiệp sản xuất hoá chất; khử hơi H2S từ công nghiệp sản xuất khí thiên nhiên và lọc dầu; Khí Clo từ sản xuất hoá chất; các halogen, CO2, NO2 và bụi từ các quá trình công nghệ khác; HCl, NH3 từ quá trình mạ kim loại…
– Xử lý khí thải lò hơi đốt củi bằng phương pháp hấp phụ
Quá trình hấp phụ có hiệu suất xử lý đạt 60%. Đây là quá trình hút chọn lựa các cấu tử trong pha khí hay pha lỏng lên bề mặt chất rắn.
Nguyên lý hoạt động: Cho tiếp xúc hai pha không hòa tan là pha rắn (chất hấp phụ) với pha khí hoặc lỏng. Chất hấp phụ sẽ đi từ pha khí hoặc lỏng đến pha rắn cho đến khi nồng độ giữa hai pha đạt đến trạng thái cân bằng.
Hiệu quả của phương pháp hấp phụ, phụ thuộc nhiều vào diện tích bề mặt của pha rắn và khả năng hấp phụ của vật liệu được chọn. Than hoạt tính là một trong những vật liệu thường được chọn làm chất hấp phụ.
Ứng dụng: Phương pháp hấp phụ thường sử dụng nhiều trong trường hợp tái sinh hơi cồn từ kho chứa rượu, lọc sạch khí thải lò đốt…
– Xử lý khí thải lò hơi bằng hệ thống lọc tĩnh điện
Đây là phương pháp xử lý bụi khá tối ưu khi đạt hiệu suất lên đến 98%.
Máy lọc tính điện sở hữu nhiều ưu điểm hơn, có thể kết hợp các công nghệ lọc bụi khác như lọc bụi kiểu ướt (phun sương để làm ướt các hạt bụi và giữ lại chúng, tiêu diệt một phần khí độc), than hoạt tính (loại phân tử gây mùi, vi khuẩn, virus, …) để nâng cao hiệu quả lọc khí.
Hiệu quả của hệ thống lọc bụi tĩnh điện phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: kích thước của hạt bụi, tính chất của điện cực, thiết bị điện điều khiển điện trường, tốc độ chuyển động và sự phân bố đồng đều lượng không khí trong vùng điện trường. Tùy theo lưu lượng bụi của buồng lọc mà hệ thống tự động điều chỉnh điện áp cao áp vào buồng lọc, sao cho đạt được hiệu suất lọc bụi cao nhất. Với điều kiện hoạt động tốt hệ thống có thể đạt hiệu suất lọc bụi đạt trên 98%. Bụi sẽ được tách khỏi các tấm cực bằng nước rửa hoặc bằng việc rung rũ tấm cực.
Ứng dụng: Lọc bụi tĩnh điện là thành phần không thể thiếu trong dây truyền sản xuất của các nhà máy xi măng, luyện cán thép, chế biến khoáng sản, bông vải…
Với tinh thần hợp tác cùng phát triển, CÔNG TY TNHH LỌC CÔNG NGHIỆP TÂN THANH với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc thiết kế, lắp đặt hệ thống lọc bụi công nghiệp nói chung, và hệ thống xử lí khí thải lò hơi nói riêng.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế hệ thống thu hồi bụi hiệu năng cao với giá thành hợp lý nhất.
Truy cập website để biết thêm thông tin chi tiết nhất hoặc khách hàng vui lòng liên hệ:
- Hotline: 0917 531 007 – 0901 858 686
- Email: kelvin@tatafilter.com
- Địa Chỉ: Số 50, Đường số 1, Cư xá Điện Lực, P. Trường Thọ, Thủ Đức, TPHCM
>>> Xem thêm các rọ túi lọc bụi tại đây.