Chiến sự Ukraine, Gaza và sự chuyển hướng thị trường phân bón mùa đông

Chiến tranh gây ra sự chuyển hướng chuỗi cung ứng phân bón, trước khi mùa đông lạnh giá ở châu Âu bắt đầu. Việt Nam đang chuẩn bị phân bón cho vụ Đông Xuân và xuất khẩu trong khu vực.

Chiến tranh, giá dầu và phân bón

Tháng 10, khi các cuộc tấn công đang dồn dập ở Ukraine, thì lại thêm một cuộc chiến mới bùng lên dữ dội tại Dải Gaza. Chiến tranh quân sự giữa các quốc gia tại Đông Âu và Trung Đông đang gây sự khủng hoảng về nhiên liệu trên khắp thế giới, ảnh hưởng đến các nền kinh tế – như sản xuất và lưu thông phân bón có chi phí phụ thuộc vào giá nhiên liệu. Ngoài các lý do bởi nguồn cung bị hạn chế do chiến tranh, giá dầu ngày càng đắt đỏ hơn khi nhu cầu dự trữ của châu Âu đang tăng cao cho mùa đông sắp tới.

Cắt giảm sản lượng dầu. Ảnh: AFP.
Cắt giảm sản lượng dầu. Ảnh: AFP.

Ngày 21/9, Nga cấm xuất khẩu dầu diesel và xăng tới tất cả các quốc gia, ngoại trừ 4 thành viên của Liên minh kinh tế Á – Âu do Moscow đứng đầu, bao gồm Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan, nhằm ổn định giá và ngăn chặn cuộc khủng hoảng nhiên liệu trong nước, đã góp phần thúc đẩy giá nhiên liệu trên thế giới tăng cao. (Theo Tinnhanhchungkhoan.vn)

Ngày 9/10, giá dầu Brent tăng 4% khi xung đột Israel – Hamas kéo dài sang ngày thứ ba sau cuộc tấn công bất ngờ vào Israel của nhóm vũ trang hồi giáo Hamas. (Theo Baodautu.vn)

 

Trong sản xuất phân urea, giá khí đầu vào được tính theo giá dầu FO. Trong sản xuất phân lân, phân bón hỗn hợp, có thành phần quan trọng là lưu huỳnh cũng là sản phẩm của lọc hóa dầu. Ngoài ra, xăng dầu, phân bón và hóa chất là những ngành có chi phí vận chuyển lớn. Giá nhiên liệu xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp lên chi phí sản xuất và lưu thông phân bón và hóa chất.

Giá khí thiên nhiên mùa đông 2023 tại châu Âu tăng cao nhưng giá phân đạm thấp khiến cho sản xuất trở nên không có hiệu quả kinh tế. Một số nhà sản xuất phân bón tại châu Âu tiếp tục vận hành dưới công suất thiết kế, thậm chí đóng cửa vĩnh viễn các dây chuyền sản xuất, trước triển vọng tiêu thụ dài hạn bất lợi, như trường hợp Công ty BASF ở Đức.

Cạnh tranh và chuyển hướng cung ứng phân bón trước mùa đông

Tình hình chiến sự tại Ukraine đã dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn dầu và khí đốt từ Nga, đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực và phân bón, giá dầu thế giới tăng vọt. Đứng trước nguy cơ mùa đông thiếu nhiên liệu cho đời sống và sản xuất nông nghiệp, châu Âu và Mỹ phải đưa các chính sách an ninh năng lượng và lương thực thành tâm điểm và là công cụ ngoại giao giữa các quốc gia. Đức đã giảm tỉ trọng sản xuất phân bón trong nước và tăng cường nhập khẩu cả khí đốt và phân bón từ Nga.

Các biện pháp trừng phạt đối với Belarus – quốc gia sản xuất phân kali hàng đầu thế giới, dẫn đến các khó khăn khi thay đổi các phương thức xuất khẩu, vận chuyển và bảo hiểm phân bón ra khỏi Belarus.

Trung Quốc là quốc gia hàng đầu thế giới về nhập khẩu dầu và là một trong những quốc gia xuất khẩu phân đạm và phân lân lớn nhất thế giới – quyết định đặt ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu phân bón để bảo vệ nguồn cung cho ngành nông nghiệp.

Dải Gaza là cửa ngõ của khu vực sản xuất và xuất khẩu dầu của Trung Đông. Khi cuộc chiến bắt đầu, kéo theo nguy cơ buộc phải tạm ngừng cung cấp dầu và khí đốt từ các nước thuộc khu vực Trung Đông, sẽ dẫn đến một cuộc cạnh tranh quy mô lớn về nhiên liệu giữa châu Âu và châu Á.

Các cú sốc từ Đông Âu và Trung Đông gây ra hàng loạt những rối loạn ở các cảng, hoạt động vận chuyển, giao dịch ngân hàng và bảo hiểm,… làm giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng, gây ra những biến động khó lường về sản xuất – cung ứng – dự trữ và phân phối phân bón, từ các nước dẫn đầu như Nga, Belarus, Trung Quốc, Mỹ, Đức và Nhật Bản.

Các nguồn cung phân bón có giá rẻ từ các quốc gia có chi phí sản xuất thấp nhất đang chuyển hướng. Nga xuất khẩu phân urea và phosphat sang Braxin và Ấn Độ. Belarus xuất khẩu phân kali qua Nga để sang Trung Quốc.

Việt Nam và các khả năng cung ứng phân bón

Thị trường Việt Nam hiện có nhiều doanh nghiệp có khả năng sản xuất các loại phân bón như Supe lân, NPK, NK,… và nhập khẩu các loại phân bón chất lượng cao như Kali, SA, DAP, Urea,…

Sản xuất phân bón của Việt Nam đang đứng trước áp lực gia tăng sản lượng rất cao. Nguồn cung thị trường ảnh hưởng bởi lệnh hạn chế xuất khẩu phân Ure từ Trung Quốc, cùng giá nông sản tăng kích thích nhà nông mở rộng canh tác vụ đông xuân mới, đang đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng mạnh.

Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, cho biết tổng công suất thiết kế sản xuất phân bón của cả nước đạt khoảng 20,7 triệu tấn, trong đó phân bón vô cơ là 16,1 triệu tấn, hữu cơ là 4,6 triệu tấn và nhập khẩu khoảng 3-4 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ phân bón hàng năm là 10,4 triệu tấn/năm, trong đó, tiêu thụ phân bón vô cơ 7,6 triệu tấn/năm.

 

Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo) cho biết, 4 tháng cuối năm 2023 sẽ đưa ra thị trường thêm 500.000 tấn phân bón Phú Mỹ các loại.

Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau cho biết, nhà máy đang vận hành mức 115-116% công suất thiết kế, phấn đấu sản lượng Ure 860.000 tấn, NPK Cà Mau từ 200.000 tấn /năm.

Hiện công suất sản xuất phân đạm ure của 4 nhà máy thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) đã lên tới 2,5 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ ở ngưỡng 1,6-1,8 triệu tấn/năm.

Ngoài kế hoạch sản xuất cung ứng trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu ở các tháng cuối năm, khi tình hình giá phân bón thế giới đang tăng do nhu cầu tăng. Sản lượng hàng xuất khẩu có xu hướng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp. Việt Nam hiện đang xuất khẩu phân bón sang Campuchia là chính, tiếp đến là Malaysia, Hàn Quốc,…

Theo chủ trương của Chính phủ về chiến lược dài hạn, xu hướng sản xuất phân bón chất lượng cao và phát thải thấp là các giá trị cộng thêm cho thương hiệu Việt. Các DN Việt cần cải tiến quá trình sản xuất thành sản xuất không phát thải, cam kết thực hiện đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào 2050. Để đáp ứng tăng sản lượng, doanh nghiệp cần hướng tới giải pháp bền vững lâu dài là sử dụng hệ lọc bụi, giúp sản xuất xanh hơn và sạch hơn, theo đúng Quy chuẩn Việt Nam về ngưỡng phát thải trong sản xuất và theo các quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trường.

(Nhật Vinh, tổng hợp từ Internet)

Có thể bạn quan tâm:

Ghi chú: Xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có thông tin tư vấn phù hợp. Mọi hình thức sao chép nội dung hay hình ảnh phải có sự đồng ý bằng văn bản của Công ty Lọc Công nghiệp Đạt Tín.

 

Sale 1 | Sale 2| |