Tân Thanh tư vấn xử lý bụi gây ô nhiễm từ sản xuất phân bón NPK

Thách thức giảm phát thải về 0 đang ngày càng cấp bách! Trong ngành sản xuất phân bón – hóa chất, các doanh nghiệp cần nhận diện các nguy cơ gây bụi ô nhiễm, từ đó có các biện pháp xử lý, phòng chống, bảo đảm sức khỏe con người và môi trường.

Trước tiên, chúng ta có thể hình dung tổng quát một quy trình sản xuất điển hình như đối với phân bón NPK: Chuẩn bị nguyên liệu – Pha chế hỗn hợp – Tạo pellet (hạt phân bón) – Khử ẩm và sấy – Đóng gói bảo quản. Quy trình chi tiết có thể khác nhau tùy thuộc từng nhà máy sản xuất.

Hình 1A.  Một quy trình sản xuất – đóng gói phân bón điển hình.

Hình 1B. Mẫu dây chuyền sản xuất phân bón hỗn hợp NPK

Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất:

Hạt phân bón NPK và bụi phát sinh có các kích thước dao động từ nhỏ đến lớn, tùy thuộc vào giai đoạn sản xuất và từng loại phân bón.

  • Nghiền nguyên liệu: quá trình này để tạo ra các loại hạt viên nhỏ có kích thước <2mm, phát sinh bụi từ lúc cấp liệu – vào máy nghiền – băng tải – cân – băng tải – vào thùng trộn.
  • Tạo hạt: quá trình tạo ra các hạt có kích thước 2-5mm thực hiện trong thiết bị kín (dạng ống) nên giảm thiểu được bụi thất thoát ra ngoài.
  • Sấy khí nóng: các thùng sấy phát sinh nhiều bụi, khí độc hại, mùi (từ quá trình thăng hoa của phân đạm sinh ra khí NH3).
  • Sàng: bụi phát sinh khi các hạt đi qua các hệ thống băng tải và máy lồng sàng, làm nguội, đánh bóng, lên bồn cân định lượng và đóng bao thành phẩm. Hạt cỡ nhỏ được thu hồi để nghiền lại rồi tiếp tục các bước tạo hạt.
  • Đóng bao thành phẩm: quy trình cân và đóng bao sản phẩm NPK dù có thể được hỗ trợ bằng máy móc tự động vẫn phát sinh bụi ô nhiễm.

Theo báo cáo nghiên cứu của Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam năm 2016 về ảnh hưởng của bụi phân bón đến chất lượng môi trường, các hạt bụi phân bón NPK có kích thước dao động từ 0,01 đến 100 micrômét (µm), tương đương với kích thước của các hạt bụi bình thường trong không khí.

Ảnh hưởng tới sức khỏe con người:

Bụi phân bón, phát tán qua các công đoạn sản xuất, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người:

  • Gây kích ứng đường hô hấp: Khi phát tán vào không khí có thể gây kích thích cơ hô hấp, gây ra ho, kích ứng giọng nói và khó thở. Những người có bệnh phổi gặp vấn đề nghiêm trọng hơn, như hen suyễn, viêm phế quản và viêm phổi.
  • Gây kích ứng đường tiêu hoá: Nếu bị nuốt vào sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, lâu ngày tích tụ trong cơ thể có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như ung thư.
  • Gây kích ứng da và mắt: Nếu tiếp xúc trực tiếp với da và mắt có thể gây ra dị ứng, ngứa, đau và kích thích, tiếp xúc lâu dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như viêm mắt, viêm da và ung thư da.
  • Gây ô nhiễm môi trường: Nếu bị xả thải không đúng cách, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề cho môi trường, như sự suy thoái đất, gây độc cho các sinh vật sống trong đất, nước và gây ra sự suy thoái khí hậu.

Hình 2. Hạt bụi mịn với kích cỡ PM2.5 đi sâu qua đường hô hấp vào đến phổi.

Ngoài các biện pháp cơ bản nhất về an toàn lao động tại cơ sở sản xuất là đeo kính bảo hộ, khẩu trang, có hệ thống thông gió, môi trường đa khí, v.v… doanh nghiệp cần lựa chọn hệ thống xử lý bụi, thu hồi bụi liệu phân bón NPK.

Hệ thống xử lý bụi phân bón cần tuân thủ một số tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan:

  • Tốc độ lọc (Air to cloth ratio) phải đảm bảo có hiệu quả lọc được các hạt bụi mịn PM2.5 (được tra theo sổ tay thiết kế).
  • Áp suất hút thổi phù hợp với dây chuyền công nghệ – đặc biệt vị trí sấy.
  • Do bụi phân bón có khả năng ăn mòn, nên kết cấu hệ lọc bụi cần được chế tạo từ vật liệu thép không gỉ (máy trộn, ống trộn, thùng máy cân, ống dẫn khí, ống sấy, ống khói, ống làm nguội, ống thoát khí sạch, hệ phun, lắng bụi,…).
  • Bụi và mùi phát sinh qua các khâu sản xuất phải được thu hồi, bụi thu gom được tái sử dụng cho chu trình khép kín.

Hình 3. Sử dụng hệ thống xử lý bụi bằng túi vải, từ quá trình nạp liệu.

Lựa chọn vật liệu lọc:

Bụi phân bón do có tính acid, mài mòn cao, kết hợp với nhiệt độ từ buồng sấy đến hệ lọc dao động 120 – 140 độ C, cho nên loại bụi này luôn “gây khó” cho các nhà máy, ngoài việc gây hại cho sức khỏe công nhân trực tiếp tại đó, loại bụi trong dây chuyền sản xuất phân bón còn gây hại đến nhà xưởng (kết cấu), thiết bị máy móc (động cơ, vòng bi,…), dây chuyền băng tải liệu, đóng gói,…

Có hai loại vật liệu lọc phù hợp nhất đối với bụi phân bón:

1. Vải lọc Homo Poly Acrylic:

2. Vải sợi Polyester:

Tuy nhiên, việc lựa chọn túi lọc bụi phù hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như kích thước của hệ thống lọc bụi, lưu lượng khí cần lọc, độ tinh khiết của sản phẩm, nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, việc lựa chọn túi lọc bụi phù hợp nên được thực hiện bởi các chuyên gia hoặc kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lọc bụi.

Lựa chọn nhà cung cấp giải pháp xử lý lọc bụi phân bón:

Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu lọc khác nhau, doanh nghiệp sản xuất phân bón cần tìm đến các nhà cung cấp tin cậy, có kinh nghiệm, được chứng thực trên thị trường.

CÔNG TY TNHH LỌC CÔNG NGHIỆP TÂN THANH là nhà sản xuất túi lọc bụi chuyên nghiệp từ năm 2010. Túi lọc bụi Tân Thanh luôn sử dụng nguồn vật liệu vải lọc bụi cao cấp nhất của Gutsche (Đức) và AOG (Nhật).

Xu hướng và sự công nhận dành cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón cam kết giảm phát thải ô nhiễm

Các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần được hướng dẫn và có lộ trình đầu tư vào hệ thống xử lý bụi và khí thải, đáp ứng được các yêu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trường ngày càng gắt gao từ các cấp chính quyền, theo xu hướng giảm thiểu phát thải.

Thông qua các đề xuất cấp giấy phép về môi trường, các cam kết tuân thủ và từng bước tiến hành các biện pháp giảm thiểu phát thải, doanh nghiệp sản xuất phân bón thể hiện được trách nhiệm cộng đồng một cách tích cực và đầy ý nghĩa. Những đóng góp của doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Những giá trị này có thể đo lường được, thông qua các hoạt động đo đạc và đánh giá quan trắc môi trường, lấy ý kiến đánh giá từ người dân trong cộng đồng,…

Về hiệu quả đầu tư, một hệ lọc bụi hiện đại bảo đảm chắc chắn cho sự nghiệp phát triển sản xuất phân bón được bền vững lâu dài, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cùng ngành nghề. Bên cạnh đó, người lao động và các thế hệ con em sẽ yên tâm làm việc trong điều kiện tốt nhất, được doanh nghiệp quan tâm chăm sóc, bảo đảm sức khỏe, phòng tránh được các nguy cơ bệnh nghề nghiệp do sản xuất phân bón gây ra. Đây cũng chính là sách lược đầu tư lâu dài vào con người – thành tố cơ bản nhất trong quá trình tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

——————————————————–

Ghi chú: Xin liên hệ tác giả để có thông tin tư vấn phù hợp. Mọi hình thức sao chép nội dung hay hình ảnh phải có sự đồng ý bằng văn bản của Công ty Lọc Công nghiệp Tân Thanh.

Liên hệ tư vấn trực tiếp:

Nguyễn Phước Thuận – Kỹ sư Bán hàng.

Hotline: 0917531007 – Kể từ ngày 01/01/2024 Quý khách liên hệ qua địa chỉ email mới: kelvin@tatafilter.com

Tham khảo thêm:

Hệ thống thu hồi bụi là gì? Cấu tạo – nguyên lý hoạt động: https://tuilocbui.com/he-thong-thu-hoi-bui-la-gi-cau-tao-nguyen-ly-hoat-dong/

Sale 1 | Sale 2| |