Ngành giấy là một trong những ngành công nghiệp thể gây tác hại lớn đến môi trường sống nên các nhà máy đang có xu hướng chú trọng đầu tư vào hệ thống sản xuất, xử lý chất thải, khí thải … nhằm để tăng hiệu quả kinh doanh, đồng thời đảm bảo các yếu tố về an toàn môi trường. Chúng ta đang khuyến khích xu hướng phát triển bền vững, đặc biệt đối với ngành sản xuất giấy.
Những năm gần đây, chứng kiến những biến động tiêu cực của môi trường sống như một hồi chuông cảnh tỉnh mọi người bên cạnh việc phát triển kinh tế – xã hội, hãy chú ý hơn đến môi trường sinh thái.
Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự phát triển của ngành giấy tại Việt Nam cũng như những phương pháp xử lý bụi giấy để bảo vệ môi trường.
Sự phát triển của ngành sản xuất giấy
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất giấy Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2020 sản xuất giấy đạt 687.570 tấn, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2019; tổng tiêu dùng giấy các loại đạt 837.855 tấn, tăng 9,8%, nhập khẩu đạt 327.474 tấn, tăng 11,9%; xuất khẩu giấy các loại đạt 167.684 tấn, tăng 26,3%.
Mặc dù đây không phải là ngành công nghiệp trọng yếu nắm giữ những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Nhưng trên thực tế, giấy là một sản phẩm thiết yếu đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, phụ trợ cho nhiều ngành nghề sản xuất.
Ngành giấy cũng là ngành có thị trường rất rộng và hợp tác với nhiều ngành như lâm nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, in, bao bì và chế tạo thiết bị. Ngoài ra, đây còn là một ngành công nghiệp phục vụ cho các mục đích khác như các hoạt động văn hóa xã hội, giáo dục, sản xuất, nghiên cứu …
Hiện nay, Việt Nam có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất giấy: bao gồm khoảng 20 doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn, từ 100 nghìn tấn/năm, còn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều dự án đầu tư công suất lớn đang hoạt động (khoảng 400.000 – 500.000 tấn/năm).
Khả năng tiêu thụ giấy bình quân của Việt Nam đạt 50,7kg/người/năm. Đây vẫn là một mức độ tiêu thụ thấp so với mức tiêu thụ bình quân thế giới (70kg/người/năm), Thái Lan 76 kg/người/năm, Mỹ và EU 200 – 250kg/người/năm.
Ngành giấy Việt Nam hiện đang có nhiều cơ hội phát triển. Phong trào bảo vệ môi trường đang phát triển mạnh, những sản phẩm thân thiện môi trường từ giấy được ưa chuộng hơn, hứa hẹn những tiềm năng phát triển không hề nhỏ cho ngành, đặc biệt là lĩnh vực giấy bao bì thực phẩm, thay thế cho các sản phẩm nhựa dùng một lần…
Truyền thông kỹ thuật số lớn mạnh có thể dẫn đến sụt giảm nhu cầu in giấy báo, nhưng lại tạo nên một làn sóng tiêu thụ mạnh mẽ ở phân khúc bao bì, hộp giấy, sản phẩm phụ trợ cho ngành thương mại điện tử, buôn bán online, đóng gói sản phẩm.
Ngành giấy và những mối nguy hại với môi trường
Ngành sản xuất giấy gây ô nhiễm môi trường nước thải
Quá trình sản xuất giấy sinh ra một lượng lớn nước thải. Đặc biệt, nước thải của ngành này có độc tính rất cao bởi có chứa các hỗn hợp phức tạp từ các chất trong thân cây như nhựa, axit béo, lignin và một số sản phẩm phân hủy của lignin có độc tính sinh thái cao, có khả năng gây ung thư và khó phân hủy trong môi trường.
Ngành sản xuất giấy gây ô nhiễm môi trường không khí
Các hoạt động trong quá trình sản xuất giấy đều tác động đến môi trường không khí. Khai thác cây gỗ không có kế hoạch cũng gây một vấn nạn lớn cho môi trường tự nhiên. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, nghiền bột và xeo giấy cũng sinh ra bụi ảnh hưởng môi trường.
– Quá trình sản xuất giấy, bột giấy phát sinh ra các hóa chất như: hơi clo trong quá trình tẩy trắng, hơi xút trong quá trình kiềm hóa.
– Quá trình nghiền và sản xuất nguyên liệu:
- Bụi sinh ra khi xay, nghiền nguyên liệu gỗ.
- Các khí có mùi trong quá trình sàng rửa, tẩy trắng, chế biến, khử bọt.
- Khí H2S, hơi mercaptan thoát ra từ nấu bột
- Tiếng ồn và độ rung do hoạt động của các máy nghiền, sàng, các động cơ điện.
- Khí SOx, NOx, … thải từ các quá trình đốt nhiên liệu cung cấp cho lò hơi.
– Quá trình xeo giấy:
- Trong khâu sấy khô, hơi nước từ các tấm giấy được thổi vào không khí kéo theo các hydrocacbon, các chất trong nguyên liệu gỗ,… gây ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm nhiệt từ các nguồn nhiệt dư (nồi hơi, các máy xeo giấy)
- Ô nhiễm khói thải nhiên liệu từ lò hơi, máy xeo giấy.
– Quá trình xông lưu huỳnh: Gây ô nhiễm không khí bởi khí thải từ lò xông lưu huỳnh và khí thải do đốt nhiên liệu cung cấp nhiệt năng cho lưu huỳnh bốc hơi.
Ngành sản xuất giấy gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn phát sinh từ sản xuất giấy và bột giấy bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt (các loại bao bì, giấy các loại, túi nilon, thủy tinh, vỏ lon…);
- Chất thải rắn sản xuất (bùn cặn từ bể tự hoại, bùn thải từ trạm xử lý nước thải, tạp chất của giấy phế liệu, xỉ than lò hơi, lò đốt,…);
- Các chất thải nguy hại khác.
Sản xuất giấy và trách nhiệm với môi trường sống
Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành nghề quan trọng. Sản lượng tiêu thị giấy có thể được coi là một trong những thước đo kinh tế, xã hội.
Đứng trước vấn đề bảo vệ môi trường, ngành sản xuất giấy cần có kế hoạch phát triển hài hòa giữa sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường một cách nghiêm túc và hiệu quả.
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp sản xuất giấy có quy định ngày càng cao về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, thậm chí một số tiêu chuẩn còn cao hơn cả châu Âu. Ví dụ như chỉ tiêu COD (tiêu chuẩn để xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước của Việt Nam) chỉ được tối đa 200mg/l (tiêu chuẩn của Hà Lan là 325 mg/l).
Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển ngành giấy ở Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025 cũng chỉ rõ:
– Triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn đối với các nhà máy đang vận hành;
– Triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn, tái sử dụng nước, khép kín dây chuyền sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Yêu cầu này đòi hỏi các DN giấy cần luôn chủ động trong việc sản xuất “sạch” và “xanh”, đặc biệt trong khâu xử lý chất thải để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Không đánh đổi phát triển kinh tế lấy môi trường tại Việt Nam.
Phương pháp xử lý bụi giấy tại nhà máy giấy
Hiểu được tính nguy hại của khí thải nhà máy giấy, chúng ta có thể xử lý bụi giấy bằng hệ thống hút bụi công nghiệp cyclone.
Quy trình hút bụi bằng phương pháp xử lý bụi cyclone:
Khí thải đi vào chụp hút rồi đi theo đường ống dẫn đến thiết bị xử lý bụi cyclone. Tại cyclone dưới tác dụng của lực ly tâm, các hạt bụi có kích thước lớn sẽ tách khỏi dòng khí, đối với các hạt bụi có kích thước nhỏ được dẫn đến thiết bị lọc bụi túi vải.
Tại đây dưới tác dụng của lực ly tâm các hạt bụi có kích thước nhỏ sẽ tách ra khỏi dòng khí và lắng xuống phễu chứa, khí sạch được dẫn ra ống thải và thải ra ngoài không khí.
Sau khi qua thiết bị cyclone, dòng khí thải đã được loại bỏ khoảng 95- 98% bụi có kích thước lớn hơn 5μm. Theo dòng khí sẽ đi ra ngoài môi trường hoặc đi vào các thiết bị xử lý phía sau. Khi nồng độ bụi quá lớn, nên lắp cụm thiết bị cyclone (2-3 thiết bị cyclone nối tiếp) để xử lý bụi đạt hiệu quả cao nhất.
Với khả năng giữ bụi đáng kể, phương pháp xử lý khí thải này có thể lọc sạch không khí, không còn gây hại cho môi trường.
Đơn vị cung cấp hệ thống lọc bụi giấy uy tín, chất lượng ở Thủ Đức?
Các nhà máy sản xuất giấy rất cần thiết phải trang bị những hệ thống xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường. Tại CÔNG TY TNHH LỌC CÔNG NGHIỆP TÂN THANH với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi nhận thi công, thiết kế hệ thống hút bụi công nghiệp tại nhà máy giấy với chất lượng tốt nhất, hiệu quả cao nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế hệ thống thu hồi bụi hiệu năng cao với giá thành hợp lý nhất.
Truy cập website để biết thêm thông tin chi tiết nhất hoặc khách hàng vui lòng liên hệ:
- Hotline: 0917 531 007 – 0901 858 686
- Email: kelvin@tatafilter.com
- Địa Chỉ: Số 50, Đường số 1, Cư xá Điện Lực, P. Trường Thọ, Thủ Đức, TPHCM
>>> Xem thêm các rọ túi lọc bụi tại đây.